Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những vấn đề phổ biến nhất về thoái hóa cột sống, ảnh hưởng đến khoảng 2–3% dân số. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phẫu thuật cột sống ở người trưởng thành. Vì vậy, hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Cấu tạo đĩa đệm thắt lưng

Cột sống được cấu tạo từ các đốt sống xếp chồng lên nhau: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, Xương cùng và xương cụt. Giữa các thân đốt sống là đĩa đệm, với 3 thành phần chính: nhân nhầy, vòng sợi, và mỏm sụn.
Chức năng của đĩa đệm thắt lưng:

  • Phân phối tải trọng, hấp thụ sốc.

  • Duy trì khoảng cách và tính linh hoạt giữa các đốt sống.

  • Hỗ trợ tạo và duy trì đường cong sinh lý thắt lưng.

Do đặc tính phải chịu tải lớn và nuôi dưỡng chủ yếu bằng thẩm thấu, đĩa đệm vùng thắt lưng rất dễ bị thoái hóa, dẫn đến thoát vị.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng thường xảy ra ở nam giới, trong độ tuổi từ 35-50, người có đặc điểm nghề nghiệp phải mang vác nặng, người ngồi nhiều và lệch tư thế, sinh hoạt sai tư thế… Song song đó, tình trạng này sẽ trầm trọng hơn theo tuổi tác với sự thoái hóa chung của cơ thể.

Đây là tình trạng đĩa đệm cột sống thắt lưng không thể đảm đương vai trò giảm xóc, nâng đỡ phần trên, cho phép cơ thể di chuyển theo mọi hướng do nguyên nhân thoát vị và rò rỉ một số vật chất bên trong, đứt hoặc rách vòng sợi…

Thông thường, các vị trí dễ bị thoát vị đĩa đệm lưng chính là đốt sống L4 – L5 và L5 – S1. Nguyên nhân được giải thích là do 2 đĩa đệm này nằm ở vị trí mang tính bản lề của cột sống.

Các mức độ thoát vị đĩa đệm

Tùy theo tình trạng bệnh, biểu hiện và những tác động lên bệnh nhân mà các chuyên gia chia thoát vị đĩa đệm ra làm 4 cấp độ gồm:

  • Cấp độ 1: Phình lồi đĩa đệm, vòng sợi chưa rách → ít triệu chứng.

  • Cấp độ 2: Bao xơ yếu, chèn ép dây thần kinh nhẹ → đau rõ hơn.

  • Cấp độ 3: Bao xơ rách, nhân nhầy thoát ra → đau dữ dội, tê yếu.

  • Cấp độ 4: Nhân nhầy rời rạc → nguy cơ liệt nếu không can thiệp.

❗ Lưu ý: Các cấp độ của thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể không diễn ra theo từng giai đoạn, mà tiến triển đột biến, nhất là khi người bệnh bị tác động bởi một yếu tố nào đó đến từ bên ngoài.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Các cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể xảy ra đột ngột, nhưng thông thường là kết quả của một quá trình, diễn ra trong nhiều tháng, nhiều năm sinh sống, học tập, làm việc.

Ban đầu, đĩa đệm cột sống của mỗi người có hàm lượng nước cao nên rất dẻo dai. Theo thời gian, như một phần của quá trình lão hóa bình thường, các đĩa đệm bắt đầu khô đi. Điều này làm cho vòng ngoài cứng chắc của đĩa trở nên giòn hơn, dễ bị nứt và rách do các chuyển động tương đối nhẹ, chẳng hạn như khi bạn cúi nhặt một túi hàng, vặn lưng dưới khi vung gậy đánh gôn hoặc đơn giản là xoay người để lên xe…

Một nguyên nhân ít phổ biến hơn của đĩa đệm thoát vị thắt lưng là do chấn thương, chẳng hạn như ngã hoặc tai nạn xe hơi. Chấn thương có thể gây áp lực lên đĩa đệm ở lưng dưới khiến nó bị thoát vị.

Yếu tố tăng nguy cơ:

Ngoài nguyên nhân thường gặp là thoái hóa và chấn thương, thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng còn bao gồm các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bao gồm:

  • Tuổi tác: Yếu tố nguy cơ phổ biến nhất là tuổi tác. Người thuộc độ tuổi lao động từ 35 – 50 rất dễ mắc bệnh. Tình trạng này hiếm khi gây ra các triệu chứng cho người sau 80 tuổi.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cao gấp đôi so với nữ giới.
  • Công việc nặng nhọc: Các công việc đòi hỏi phải nâng nặng và lao động thể chất cũng có liên quan đến nguy cơ phát triển thoát vị đĩa đệm lưng. Các hành động kéo, đẩy và vặn có thể thêm rủi ro nếu chúng được thực hiện nhiều lần.
  • Béo phì: Cân nặng vượt chuẩn là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề ở đĩa đệm lưng. Đồng thời, tình trạng này cũng làm tăng gấp 12 lần khả năng bị tái phát, sau một cuộc phẫu thuật cắt bỏ vi mô. Bởi lẽ, các chuyên gia cho rằng việc gánh thêm một khối lượng đáng kể sẽ gây áp lực lên cột sống thắt lưng và đây là nguyên nhân người béo phì dễ bị thoát vị.
  • Thuốc lá: Nicotine có trong thuốc lá làm hạn chế lưu lượng máu đến đĩa đệm cột sống, khiến cho tốc độ thoái hóa đĩa đệm tăng lên và đồng thời cản trở quá trình chữa lành tổn thương. Đây là nguyên nhân khiến đĩa đệm dễ bị thoái hóa, các bao cơ dễ bị rách hoặc nứt dẫn đến thoát vị.
  • Yếu tố gia đình: Một số tài liệu y khoa đã chứng minh rằng, yếu tố di truyền có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị thoát vị. Vì thế, người có người thân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chính là yếu tố dự báo về tình trạng thoát vị của bản thân trong tương lai.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Đĩa đệm bị trượt sẽ chèn ép hoặc làm viêm dây thần kinh gần đó, tạo nên cơn đau lan tỏa dọc theo chiều dài của dây thần kinh. Xuất phát từ đặc điểm này mà bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở lưng thường có các dấu hiệu như:

  • Đau chân: Mức độ đau chân của người bị trượt đĩa đệm lưng thường nặng hơn đau thắt lưng. Trong đó, nếu cơn đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh lớn ở mặt sau của chân được gọi là đau thần kinh tọa.
  • Đau dây thần kinh: Các triệu chứng đáng chú ý nhất thường được mô tả chính là đau dây thần kinh ở chân. Tính chất của các cơn đau được mô tả là đau buốt, buốt, như có điện, lan tỏa hoặc xuyên qua.

  • Vị trí đau không cố định: Tùy thuộc vào sự khác biệt của nơi thoát vị đĩa đệm và mức độ thoát vị mà các biểu hiện của bệnh có thể gặp là đau lưng dướiđau lưng dưới gần mông, mặt trước hoặc mặt sau của đùi, bắp chân, bàn chân và/hoặc ngón chân. Thông thường, tình trạng đau chỉ ảnh hưởng đến một bên người.
  • Các triệu chứng thần kinh: Người bị thoát vị đĩa đệm có thể bị tê bì chân tay, cảm giác nhói như kim châm, yếu và/hoặc ngứa ran ở chân, bàn chân và/hoặc ngón chân.
  • Thả chân hay rũ chân: Triệu chứng thần kinh do thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm khó nhấc chân khi đi bộ hoặc đứng trên bàn chân.

Phương pháp chẩn đoán

Thăm khám lâm sàng:

Thăm khám lâm sàng là một trong những phương pháp rất quan trọng để đánh giá tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thường bao gồm quan sát bệnh nhân uốn và duỗi, điển hình như:

  • Kiểm tra thần kinh (mất cảm giác, yếu cơ).
  • Đánh giá tầm vận động (nghiêng, cúi).
  • Test nâng chân thẳng (LaSegue test).
  • Kiểm tra dáng đi và phản xạ cơ bắp.

Lưu ý: Nếu bác sĩ nhận thấy tình trạng bệnh nhân ổn định, cơn đau không nghiêm trọng và không có chấn thương thì có thể không cần thiết phải kiểm tra hình ảnh vào thời điểm này. Một số bác sĩ sẽ để bệnh nhân chờ xem liệu các triệu chứng có biến mất trong vòng 6 tuần hay không, bởi điều này thường xảy ra với rất nhiều người bệnh.

Chẩn đoán hình ảnh:

  • MRI: Tiêu chuẩn vàng để đánh giá vị trí, mức độ thoát vị.
  1. CT scan: Khi không chụp được MRI.
  2. X-quang: Loại trừ gãy xương, bất thường cột sống.
  3. CT tủy đồ: Chụp cắt lớp có thuốc cản quang dịch tủy (ít dùng hơn).

Phương pháp điều trị

Bằng phác đồ điều trị cá nhân hóa chuyên sâu, do đội ngũ bác sĩ hàng đầu về cơ xương khớp đưa ra. với phác đồ công nghệ đa hóa các thiết bị hiện đại cho đến các kỹ thuật chuyên sâu. Điều trị tận sâu nguyên nhân gốc rễ bệnh, chấm dứt mọi cơn đau, an toàn lấy lại sức khỏe cơ – xương – khớp.

Điều trị phác đồ chuyên sâu cá nhân hóa!

Đối với các bệnh lý cơ xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, viêm khớp gối, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, thoái hóa các khớp, viêm các khớp…vv. Đau nhức khổ sở, nặng như đại tiểu tiện không tự chủ, teo cơ, liệt chi, nhiều người lo lắng vì đã điều trị mãi nhưng không khỏi, bệnh cứ dai dẳng, tái phát.

Khi đến Chuyên khoa Xương Khớp 117, mọi bệnh nhân đều được chăm sóc bởi đội ngũ bác sĩ – chuyên gia đầu ngành

điều trị với phác đồ chuyên sâu cá nhân hóa , hội tụ đủ các yếu tố để mang đến hiệu quả điều trị cao, rõ rệt.

Với Kinh nghiệm chuyên môn vững vàng bởi

Các bác sĩ với hơn 15 năm kinh nghiệm, đã trực tiếp điều trị hàng ngàn ca bệnh từ nhẹ đến nặng.
Đội ngũ bác sĩ giỏi về chuyên môn, vững kiến thức và đều có thời gian dài tu nghiệp chuyên sâu trong và ngoài nước, thường xuyên cập nhật phác đồ điều trị mới nhất theo hướng phục hồi bảo tồn.

Thăm khám lâm sàng tỉ mỉ – không bỏ sót dấu hiệu nào

Ngay từ lần đầu thăm khám, bác sĩ sẽ quan sát kỹ từng biểu hiện của bệnh nhân, kiểm tra tư thế, vận động, phản xạ cơ – thần kinh.


🧠 Mỗi biểu hiện dù nhỏ cũng được ghi nhận để tổng hợp đánh giá.
Đây là bước nền tảng quan trọng giúp xác định bệnh không chỉ theo triệu chứng, mà cả theo mức độ tổn thương.

Cận lâm sàng rõ ràng – đánh giá bằng hình ảnh chính xác

– Sau bước lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định các cận lâm sàng cần thiết như: chụp X-quang, cộng hưởng từ (MRI), siêu âm khớp…
– Các kết quả này sẽ được bác sĩ phân tích chi tiết, đối chiếu với triệu chứng lâm sàng để xác định chính xác gốc rễ vấn đề, tránh điều trị mơ hồ.

Tổng hợp – đánh giá – đưa ra hướng điều trị cá nhân hóa

❗Không có một phác đồ chung cho tất cả.
Với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ tổng hợp tất cả thông tin từ lâm sàng, cận lâm sàng, thể trạng, tiền sử bệnh… để xây dựng một phác đồ riêng biệt – phù hợp nhất cho chính người đó.

Phác đồ có thể kết hợp gồm:

🔹 Sóng công nghệ cao (High-Tech Frequency Therapy)
→ Tác động sâu, chính xác vào vùng đĩa đệm tổn thương, kích thích tái tạo – giảm đau – Tiêu viêm, Từ đó làm giảm áp lực trong lòng đĩa đệm. co hồi khối thoát vị về vị trí ban đầu. phục hồi chức năng vận động, các khớp linh hoạt.

🔹 Điện sinh học trị liệu (Bioelectric Therapy)
→ Điều hòa dòng điện tế bào, kích thích phục hồi cơ – thần kinh, tăng chuyển hóa vùng tổn thương.

🔹 Điện xung điều trị (Electrotherapy – TENS/EMS)
→ Giảm đau, thư giãn cơ co cứng, cải thiện tuần hoàn máu.

🔹 Sóng xung kích (Shockwave Therapy)
→ Phá hủy các mô sẹo xơ cứng – tái sinh mô mới – giảm viêm mạn – tăng sinh collagen.

🔹 Sóng ngắn trị liệu (Shortwave Diathermy)
→ Tạo nhiệt sâu giúp giãn cơ, tăng lưu thông máu, cải thiện dinh dưỡng vùng tổn thương.

🔹 Điện từ trường (Magnetotherapy)
→ Tăng chuyển hóa tế bào – kháng viêm – chống phù nề – hỗ trợ lành mô tổn thương.

🔹 Nắn chỉnh cột sống chuyên sâu (Chiropractic – Manual Therapy)
→ Cân chỉnh, đưa các khớp xương sai lệch về đúng vị trí – giải phóng chèn ép rễ thần kinh – phục hồi đường cong sinh lý.

🔹 Vi kim trị liệu sâu (Microneedling – Dry Needling)
→ Khơi thông bóc tách các gân cơ dây chằng bị sơ hóa kết dính, Kích thích lưu thông huyết mạch – tăng hấp thụ dưỡng chất – giải phóng điểm co thắt cơ.

🔹 Laser công suất thấp (LLLT – Low Level Laser Therapy)
→ Kích thích tái tạo mô – giảm viêm – giảm đau – thúc đẩy quá trình phục hồi.

🔹 Tập phục hồi chức năng cá nhân hóa (Rehab Exercise Therapy)
→ Tập đúng bài, đúng cơ nhóm giúp phục hồi vận động – tăng độ dẻo dai – ngăn bệnh tái phát.

🔹 Kéo giãn cột sống bằng máy (Spinal Decompression Therapy)
→ Giảm áp lực lên đĩa đệm – tạo điều kiện cho nhân nhầy trở về vị trí sinh lý.

🔹 Trị liệu bằng nhiệt – chườm nóng/lạnh
→ Thư giãn cơ, giảm co cứng, chống viêm.

🔹 Châm cứu – xoa bóp bấm huyệt
→ Lưu thông khí huyết – giảm đau – phục hồi dòng năng lượng trong cơ thể.

🔹 Cố định tạm thời bằng đai nẹp (Orthosis – Belt/Brace)
→ Hỗ trợ giữ cột sống đúng tư thế – hạn chế vận động gây tổn thương nặng hơn.

🔹 Tư vấn dinh dưỡng, tập luyện và chế độ sinh hoạt hợp lý
→ Bổ sung đúng dưỡng chất giúp mô sụn – đĩa đệm phục hồi nhanh hơn.

✅ Tùy từng tình trạng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chọn lọc và phối hợp linh hoạt các phương pháp trên, xây dựng phác đồ điều trị chuyên sâu – cá nhân hóa – không xâm lấn – không phẫu thuật – Hiệu quả cao.

Giám sát – đồng hành – điều chỉnh từng bước điều trị

💬 Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ luôn theo dõi sát sao tiến triển từng ngày của bệnh nhân.
Nếu có bất kỳ thay đổi nào, phác đồ sẽ được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp hơn, tối ưu hơn.

🎯 Mục tiêu cuối cùng là:

–  Điều trị ĐÚNG – GIẢM ĐAU NHANH – PHỤC HỒI TỪ GỐC – KHÔNG TÁI PHÁT. 

– Thời gian ĐIỀU TRỊ NGẮN – không NGHỈ DƯỠNG – HIỆU QUẢ TRÊN 95%.

–  phương pháp AN TOÀN – không BIẾN CHỨNG

Chế Độ Sinh Hoạt Khi Bị Thoát Vị Đĩa Đệm

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần:

  • Hạn chế các hoạt động mạnh, tăng cường nghỉ ngơi.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

  • Tránh nằm bất động quá lâu vì có thể làm cứng khớp, yếu cơ.

  • Đi khám ngay nếu có các dấu hiệu nặng như tê liệt, rối loạn đại tiểu tiện, yếu cơ bất thường.


Kết Luận

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh phổ biến, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc nhận biết sớm triệu chứng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và tuân thủ điều trị sẽ giúp bệnh nhân duy trì chất lượng sống tốt và hạn chế tối đa biến chứng về sau.

👉  LIÊN HỆ NGAY HÔM NAY! ĐỂ ĐƯỢC TRỰC TIẾP CÁC BÁC SĨ HÀNG ĐẦU TƯ VẤN. GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ CÁC VẤN ĐỀ: ĐAU NHỨC DỮ DỘI, KHÔNG THỂ VẬN ĐÔNG, ĐAU ĐẦU, NHỨC MẮT DO CỔ VAI GÁY, TÊ BÌ TỨ CHI, ĐẠI TIỂU TIỆN KHÔNG TỰ CHỦ…VV.

———————————————————————————————————

🏥 CHUYÊN KHOA XƯƠNG KHỚP 117 – HÀ NỘI

📍  Địa chỉ: Số 117 đường Ngọc Hồi, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
📞  Hotline: 0766.383.117
🕒  Giờ làm việc: 7h30 – 17h00 từ Thứ 2 – Chủ Nhật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *