Viêm khớp háng

Vị trí của háng nằm giữa bụng và chân, gồm 5 nhóm cơ kết hợp hoạt động nhằm giúp chân di chuyển nhịp nhàng. Khi bị viêm khớp háng, người bệnh sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong việc kiểm soát hoạt động hai chân, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.

1. Viêm khớp háng là gì?

Viêm khớp háng là tình trạng khớp háng bị tổn thương các cấu trúc giải phẫu hoặc rối loạn cân bằng giữa các chu chuyển của khớp dẫn đến viêm đau nhức, gây khó chịu cho người bệnh. Cơn đau bắt đầu ở khu vực bị viêm rồi lan dần xuống đùi, chân hay thắt lưng.

Bệnh khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là người cao tuổi. Phần lớn người bệnh thường chủ quan trong việc điều trị. Điều này khiến tình trạng tiến triển nặng hơn, gây ra những cơn đau khớp háng dữ dội. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có khả năng bị tàn phế.

2. Dấu hiệu viêm khớp háng

Một số triệu chứng bệnh nhân có thể gặp là:

  • Đi lại khó khăn, khập khiễng vì khớp háng chịu lực cơ thể rất nhiều.
  • Đau vùng bẹn, lan dần xuống đùi, đôi khi có thể xuống khớp gối, ra sau mông hay vùng mấu chuyển xương đùi. Cơn đau tăng khi cử động hay đứng lâu.
  • Thường xuyên bị mỏi, tê cứng khi vận động hay co duỗi khớp háng.
  • Biên độ vận động khớp háng suy giảm, ảnh hướng tới những hoạt động sinh hoạt hằng ngày như đứng lên ngồi xuống, ngồi xổm, đi vệ sinh, buộc dây giày…
  • Cảm thấy đau nhói khi xoay người, gập người hay dạng háng, khi nghỉ ngơi thì hết đau.
  • Khi bệnh tiến triển giai đoạn sau, các cơn đau xuất hiện dày đặc vào buổi sáng khi thức dậy và khoảng chiều tối. Khi thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng hay khi di chuyển nhiều, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.

3. Nguyên nhân gây viêm khớp háng

3.1. Viêm khớp dạng thấp

Nhiều người nghĩ rằng viêm khớp dạng thấp chỉ xảy ra tại cột sống lưng, xương chi dưới. Tuy nhiên, khớp háng cũng có khả năng chịu ảnh hưởng. Biểu hiện lâm sàng khi tổn thương khớp háng là đau, sưng, cứng khớp tại một thời điểm nhất định. Người bệnh cần điều trị sớm khi bị đau khớp háng có xuất hiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Vì khi không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, làm biến dạng khớp.

3.2. Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng là bệnh phổ biến ở người lớn tuổi. Đây là hệ quả của quá trình thoái hóa sụn và xương dưới sụn. Các đầu xương không còn được sụn bảo vệ. Trong quá trình vận động, hai đầu xương cọ xát vào nhau gây đau.

Khi khe khớp hẹp nhỏ và xuất hiện gai xương, có nghĩa là tình trạng viêm khớp đang tiến triển trầm trọng hơn. Người bệnh sẽ bị đau nặng, hạn chế tầm vận động, đặc biệt là động tác liên quan tới khớp háng. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh can thiệp phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.

3.3. Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm mạn tính của cột sống và khớp cùng chậu. Một số trường hợp có thể gây ra viêm khớp háng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Khi tiến triển nặng, bệnh còn gây ảnh hưởng tới những cơ quan khác trong cơ thể như tim, gan, phổi và khu vực khớp khác như khớp háng, khớp gối, dây chằng….

3.4. Lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm cả khớp háng. Lupus có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi.

3.5. Viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là dạng viêm khớp được phát hiện trên những người bị bệnh vảy nến. Hầu hết người bệnh được chẩn đoán tình trạng da đầu tiên trước khi phát triển bệnh viêm khớp vảy nến. Các triệu chứng bệnh là đau, sưng và cứng tại ở khớp bị ảnh hưởng, có thể là khớp háng.

4. Đối tượng dễ mắc bệnh

Viêm đau khớp háng thường có nguy cơ cao ở các đối tượng như:

  • Người cao tuổi: Người trên 50 tuổi có nguy cơ bị viêm khớp háng cao do hệ thống xương khớp đã bắt đầu bước vào giai đoạn thoái hóa.
  • Gia đình có tiền sử bệnh xương khớp: Một số trường hợp có khả năng bị viêm ở khớp háng do người thân cận huyết mắc những bệnh xương khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp, hoại tử vô mạch, thoái hóa khớp…
  • Nữ giới: Phụ nữ có nguy cơ viêm đau khớp háng cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của quá trình sinh nở, sự thay đổi của nội tiết tố.
  • Người thừa cân, béo phì: Nhóm người này có khả năng cao khớp háng đang bị viêm và mắc những bệnh xương khớp mạn tính cao hơn người bình thường.
  • Ngoài ra, viêm khớp háng ở trẻ em từ 7 – 14 tuổi cũng là tình trạng tổn thương khá phổ biến trong thời gian gần đây.

5. Phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh miêu tả rõ các triệu chứng viêm đau khớp háng. Qua đó, người bệnh sẽ được chỉ định tiến hành các xét nghiệm như:

  • Chẩn đoán hình ảnh: Kết quả chụp X-quang, MRI… sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây viêm khớp háng là do chấn thương tạm thời có thể tự phục hồi hoặc do bệnh lý cần điều trị.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định tình trạng viêm đau khớp háng có liên quan tới nhiễm trùng hay không, nếu có cần điều trị nhiễm trùng kết hợp. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp xác định nguyên nhân gây bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, thiếu canxi…

6. Các biến chứng bệnh

Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, tình trạng viêm ở khớp háng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Phù nề quanh khớp: Khi bị viêm khớp háng, vị trí xung quanh khớp háng rất dễ bị sưng và đau. Người bệnh sẽ cảm thấy khớp háng bị sưng, gây khó khăn khi di chuyển.
  • Mất khả năng vận động: Tầm vận động của khớp háng bị hạn chế do các cơn đau khớp.
  • Tàn phế: Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, sụn khớp có khả năng bị hư hại hoàn toàn. Mô xương xốp, rỗng, gãy khi có tác động. Khi đó, khớp đã bị hư hại nghiêm trọng, không có khả năng phục hồi, dẫn tới tàn phế.
  • Suy nhược cơ thể: Những cơn đau khớp háng trở nên nghiêm trọng dần theo thời gian. Trong giai đoạn bệnh nặng, triệu chứng sẽ bùng phát vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Do cơn đau xuất hiện dày đặc, người bệnh dễ bị mất ngủ, mệt mỏi, uể oải, dẫn tới tình trạng suy nhược cơ thể.

7. Phương pháp điều trị viêm khớp háng

7.1 Điều trị Bảo tồn

Kiểm soát tốt cân nặng: Nếu bị thừa cân, người bệnh cần lên kế hoạch giảm cân càng sớm càng tốt. Vì khi giảm cân, bạn đã giảm được áp lực trọng lượng cơ thể lên khớp háng, giúp các cơn đau tại khu vực này thuyên giảm.

  • Thay đổi sinh hoạt: Người bệnh cần để khớp háng có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi. Bạn nên hạn chế đi bộ đường dài, chơi các môn thể thao nặng hoặc leo cầu thang.
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc kháng viêm, giảm đau như aspirin, naproxen, ibuprofen sẽ giúp người bệnh cải thiện các cơn đau nhức khớp háng. Tuy nhiên, các loại thuốc này có tác dụng phụ, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chườm đá: Người bệnh có thể chườm đá trong vài ngày đầu sau chấn thương hoặc viêm khớp. Phương pháp này giúp giảm đau và sưng khớp rất tốt. Bạn hãy cho đá vào chiếc túi vải hoặc khăn ẩm. Lưu ý tránh chườm đá trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh. Mỗi ngày chườm đá 3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút.

Không có một phác đồ chung cho tất cả.
Với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ tổng hợp tất cả thông tin từ lâm sàng, cận lâm sàng, thể trạng, tiền sử bệnh… để xây dựng một phác đồ riêng biệt – phù hợp nhất cho chính người đó.

7.1.1 Phác đồ có thể kết hợp gồm:

🔹 Sóng công nghệ cao (High-Tech Frequency Therapy)
→ Tác động sâu, chính xác vào vùng đĩa đệm tổn thương, kích thích tái tạo – giảm đau – Tiêu viêm, Từ đó làm giảm áp lực trong lòng đĩa đệm. co hồi khối thoát vị về vị trí ban đầu. phục hồi chức năng vận động, các khớp linh hoạt.

🔹 Điện sinh học trị liệu (Bioelectric Therapy)
→ Điều hòa dòng điện tế bào, kích thích phục hồi cơ – thần kinh, tăng chuyển hóa vùng tổn thương.

🔹 Điện xung điều trị (Electrotherapy – TENS/EMS)
→ Giảm đau, thư giãn cơ co cứng, cải thiện tuần hoàn máu.

🔹 Sóng xung kích (Shockwave Therapy)
→ Phá hủy các mô sẹo xơ cứng – tái sinh mô mới – giảm viêm mạn – tăng sinh collagen.

🔹 Sóng ngắn trị liệu (Shortwave Diathermy)
→ Tạo nhiệt sâu giúp giãn cơ, tăng lưu thông máu, cải thiện dinh dưỡng vùng tổn thương.

🔹 Điện từ trường (Magnetotherapy)
→ Tăng chuyển hóa tế bào – kháng viêm – chống phù nề – hỗ trợ lành mô tổn thương.

🔹 Nắn chỉnh cột sống chuyên sâu (Chiropractic – Manual Therapy)
→ Cân chỉnh, đưa các khớp xương sai lệch về đúng vị trí – giải phóng chèn ép rễ thần kinh – phục hồi đường cong sinh lý.

🔹 Vi kim trị liệu sâu (Microneedling – Dry Needling)
→ Khơi thông bóc tách các gân cơ dây chằng bị sơ hóa kết dính, Kích thích lưu thông huyết mạch – tăng hấp thụ dưỡng chất – giải phóng điểm co thắt cơ.

🔹 Laser công suất thấp (LLLT – Low Level Laser Therapy)
→ Kích thích tái tạo mô – giảm viêm – giảm đau – thúc đẩy quá trình phục hồi.

🔹 Tập phục hồi chức năng cá nhân hóa (Rehab Exercise Therapy)
→ Tập đúng bài, đúng cơ nhóm giúp phục hồi vận động – tăng độ dẻo dai – ngăn bệnh tái phát.

🔹 Kéo giãn cột sống bằng máy (Spinal Decompression Therapy)
→ Giảm áp lực lên đĩa đệm – tạo điều kiện cho nhân nhầy trở về vị trí sinh lý.

🔹 Trị liệu bằng nhiệt – nóng/lạnh
→ Thư giãn cơ, giảm co cứng, chống viêm.

🔹 Châm cứu – xoa bóp bấm huyệt
→ Lưu thông khí huyết – giảm đau – phục hồi dòng năng lượng trong cơ thể.

🔹 Cố định tạm thời bằng đai nẹp (Orthosis – Belt/Brace)
→ Hỗ trợ giữ cột sống đúng tư thế – hạn chế vận động gây tổn thương nặng hơn.

🔹 Tư vấn dinh dưỡng, tập luyện và chế độ sinh hoạt hợp lý
→ Bổ sung đúng dưỡng chất giúp mô sụn – đĩa đệm phục hồi nhanh hơn.

✅ Tùy từng tình trạng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chọn lọc và phối hợp linh hoạt các phương pháp trên, xây dựng phác đồ điều trị chuyên sâu – cá nhân hóa – không xâm lấn – không phẫu thuật – Hiệu quả cao.

7.1.2 Giám sát – đồng hành – điều chỉnh từng bước điều trị

💬 Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ luôn theo dõi sát sao tiến triển từng ngày của bệnh nhân.
Nếu có bất kỳ thay đổi nào, phác đồ sẽ được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp hơn, tối ưu hơn.

 🎯 Mục tiêu cuối cùng là:

–  Điều trị ĐÚNG – GIẢM ĐAU NHANH – PHỤC HỒI TỪ GỐC – KHÔNG TÁI PHÁT. 

– Thời gian ĐIỀU TRỊ NGẮN – không NGHỈ DƯỠNG – HIỆU QUẢ TRÊN 95%.

–  phương pháp AN TOÀN – không BIẾN CHỨNG

7.2 Điều trị ngoại khoa

Điều trị viêm khớp háng bằng phẫu thuật được xem là giải pháp cuối cùng dành cho người bệnh có khớp háng bị hư hại nghiêm trọng hay chỏm xương đùi bị biến dạng. Kỹ thuật thay khớp háng được phân thành 2 loại, cụ thể:

  • Thay khớp háng toàn phần: Bác sĩ sẽ thay toàn bộ phần mặt khớp của xương đùi và ổ cối. Người bệnh được chỉnh định phẫu thuật này khi khớp háng bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Thay khớp háng bán phần: Bác sĩ chỉ thay thế phần chỏm xương đùi, không thay thế ổ cối. Phẫu thuật này được chỉ định trong những trường hợp chấn thương gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi hoặc trường hợp thể trạng yếu, không thể đảm bảo thực hiện thay khớp toàn phần. Phần lớn khớp háng bán phần là loại khớp lưỡng cực, hỗ trợ cải thiện biên độ vận động của người bệnh rất hiệu quả.

👉  LIÊN HỆ NGAY HÔM NAY! ĐỂ ĐƯỢC TRỰC TIẾP CÁC BÁC SĨ HÀNG ĐẦU TƯ VẤN. GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ CÁC VẤN ĐỀ VỀ XƯƠNG KHỚP.

———————————————————————————————————

🏥 CHUYÊN KHOA XƯƠNG KHỚP 117 – HÀ NỘI

📍  Địa chỉ: Số 117 đường Ngọc Hồi, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
📞  Hotline: 0766.383.117
🕒  Giờ làm việc: 7h30 – 17h00 từ Thứ 2 – Chủ Nhật

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *