Gai đôi cột sống là bệnh lý tuy không phổ biến nhưng lại gây ra những bất tiện không hề nhỏ trong sinh hoạt, đặc biệt gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp và hệ thống dây thần kinh trong cơ thể. Vậy gai đôi cột sống là gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Gai đôi cột sống là gì? Phân loại
Hiện nay, gai đôi cột sống được chia thành ba loại như sau:
- Gai đôi cột sống thể ẩn: Đây là loại phổ biến nhất và khá lành tính. Bệnh nhân có thể phát hiện bằng kết quả chụp X-quang.
- Gai đôi thoát vị màng não: Thường xảy ra ở vùng thắt lưng thấp và có nguy cơ gây tê liệt bàng quang.
- Gai đôi cột sống có nang: Đây là loại gai cột sống nghiêm trọng nhất. Dù có điều trị, chức năng của dây thần kinh tủy sống cũng khó có thể cải thiện.
2. Gai đôi cột sống có thể xuất hiện ở vị trí nào?
Dựa trên nghiên cứu, các vị trí dễ xuất hiện gai đôi cột sống nhất là vùng đốt sống thắt lưng L5 và xương cùng S1. Dấu hiệu nhận biết ngoài đau nhức ở vùng xương sống ra thì bệnh không có bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào.
Cả hai tình trạng gai đôi cột sống S1 và L5 có những đặc điểm chung sau:
- Yếu tố bẩm sinh: Gai đôi cột sống thắt lưng L5 có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ nhỏ còn trong giai đoạn phôi thai.
- Đối tượng dễ mắc bệnh nhất trong khoảng tuổi từ 20 đến 50.
- Chèn ép rễ thần kinh và dễ gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.
- Gai đôi cột sống L5 có thể khiến cột sống mất đi một phần đường cong sinh lý.
3. Các triệu chứng nhận biết bệnh gai đôi cột sống
Một số dấu hiệu ở người bệnh gai đôi cột sống gồm:
- Các vị trí xuất hiện gai xương khiến người bệnh cảm thấy đau nhức.
- Cơn đau lan khắp vùng thắt lưng, xương chậu và chi dưới, bao gồm cả ống quyển, bắp chân và bàn chân.
- Tê ngứa, tay chân cử động không linh hoạt do gai xương chèn ép vào rễ thần kinh.
- Rối loạn cảm giác và rối loạn cơ tròn khiến người bệnh đại tiện hoặc tiểu tiện không kiểm soát.

4. Bệnh gai đôi cột sống do những nguyên nhân nào gây nên?
Dưới đây là một số yếu tố gây bệnh gai đột cột sống mà bạn cần nắm
- Yếu tố bẩm sinh: Trẻ dễ bị gai đôi cột sống ngay từ trong bụng mẹ do mẹ ăn uống thiếu chất, nhất là thiếu acid folic.
- Thói quen sinh hoạt: Ngồi, nằm, đi, đứng,… không đúng tư thế cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến cột sống.
- Chấn thương cột sống: Quá trình tự chữa lành diễn ra liên tục khi cột sống bị tổn thương dẫn đến hình thành gai xương.
- Tuổi tác: Sụn khớp sẽ dần thoái hóa theo thời gian, xương khớp không còn chắc khoẻ, dễ hình thành gai xương ảnh hưởng đến cột sống.
5. Mức độ nguy hiểm của bệnh gai đôi cột sống ra sao?
Các chuyên gia đánh giá rằng gai đôi cột sống không phải là một bệnh lý đơn giản. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, nó có thể gây ra một loạt biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm:
- Chèn ép rễ thần kinh cột sống;
- Suy giảm chức năng cơ bắp;
- Rối loạn đại tiểu tiện;

- Tê liệt hai chân;
- Sức lực ở cánh tay suy yếu bất thường;
- Nhiễm trùng màng não hoặc viêm màng não;
- Tử vong.
6. Điều trị bệnh gai đôi cột sống
7.1. Điều trị bảo Tồn
- Điều trị gai cột sống có thể kết hợp các phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu cùng với tập thể dục thường xuyên.
- Các biện pháp không gây hại có thể áp dụng như mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng cũng đem lại hiệu quả tích cực
- Các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid hoặc corticoid, vitamin, thuốc giãn cơ dùng để điều trị triệu chứng. Các dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ cũng giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh
7.1. Điều trị bằng phẫu thuật
- Phẫu thuật chỉ được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép thần kinh gây ra tê tay, chân, rối loạn đại tiểu tiện. Dù vậy thì phẫu thuật không đảm bảo các gai xương không tái phát vì đây là một đáp ứng viêm tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ để phát hiện và xử trí diễn tiến xấu kịp thời
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, Chuyên khoa xương khớp 117 đã trở thành một trong những trung tâm chăm sóc sức khỏe hàng đầu, có khả năng sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Nếu có các dấu hiệu của bệnh lý như: Thoát vị đĩa đệm, phồng đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau dây thần kinh tọa, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gối, viêm khớp háng, hoại tử chỏm xương đùi, viêm khớp cổ tay, cổ chân …vv bệnh nhân có thể đến Chuyên Khoa Xương Khớp 117 để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Các bác sĩ với chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm, sử dụng các phương pháp chẩn đoán, điều trị tiên tiến để đánh giá tình trạng bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
👉 LIÊN HỆ NGAY HÔM NAY! ĐỂ ĐƯỢC TRỰC TIẾP CÁC BÁC SĨ HÀNG ĐẦU TƯ VẤN. GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ CÁC VẤN ĐỀ VỀ XƯƠNG KHỚP.
CHUYÊN KHOA XƯƠNG KHỚP 117 – HÀ NỘI


