Thoái hóa cột sống lưng

1. Tại sao lại bị thoái hóa cột sống lưng?

Thoái hoá cột sống lưng là bệnh lý khá thường gặp ở người cao tuổi, liên quan đến quá trình lão hoá. Do cột sống phải chịu đựng nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hoá ở các đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau, mọc gai – mỏ xương ở chuỗi thân đốt sống.

2. Thoái hóa cột sống lưng có nguy cơ xảy ra sớm ở nhóm đối tượng sau:

  •  Nghiên cứu từ Viện Phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ (American Academy of Orthopaedic Surgeon) cho biết, ước tính 85% người trên 60 tuổi bị thoái hóa cột sống.
  • Với người dưới 45 tuổi, thoái hóa cột sống xuất hiện nhiều ở nam giới. Ngược lại sau 45 tuổi, tình trạng bệnh xuất hiện nhiều ở nữ giới.
  • Người mất kiểm soát cân nặng là đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống do trọng lượng cơ thể lớn khiến sụn khớp, đĩa đệm và xương dưới sụn bị tổn thương.
  • Người có tiền sử chấn thương hoặc viêm xương khớp.
  • Những người làm công việc văn phòng hoặc hoạt động thể lực mạnh.

3. Bệnh thoái hóa cột sống có di truyền không?

Không ít chuyên gia cho rằng thoái hóa cột sống có tính di truyền. Sự hiện diện của một số gene có thể góp phần:

  • Làm tăng nguy cơ phá vỡ lớp sụn khớp cột sống ở người trẻ tuổi
  • Gây biến dạng cấu trúc xương khớp, tạo điều kiện cho quá trình thoái hóa dễ dàng xảy ra

4. Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không?

Nếu không được kiểm soát và điều trị hiệu quả kịp thời, các đốt xương sống bị thoái hóa có thể kéo theo hàng loạt biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Trong đó, phổ biến nhất là:

Gai cột sống lưng

Khi lớp sụn khớp bị bào mòn, cơ thể sẽ tiến hành cơ chế tự chữa lành thương tổn bằng cách kích thích gai xương hình thành tại đây. Sự phát triển của gai cột sống không chỉ làm biến dạng đầu xương đốt sống mà còn có khả năng ảnh hưởng đến mô mềm và rễ thần kinh xung quanh.

Thoát vị đĩa đệm lưng

Như đã được đề cập ở trên, thoái hóa cột sống cũng có thể gây tổn thương đĩa đệm. Mỗi đĩa đệm đều có phần nhân nhầy bao bọc bởi lớp bao xơ bên ngoài. Khi lớp bao bên ngoài bị rách hoặc nứt do tổn thương, nhân nhầy sẽ thoát ra và khiến đĩa đệm trượt khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Trong một số trường hợp, thoát vị đĩa đệm còn có thể tác động lên đám rối thần kinh đuôi ngựa (cauda equina), dẫn đến rối loạn đại tiểu tiện mất tự chủ, chức năng sinh dục (tê bì tầng sinh môn, bộ phận sinh dục, rối loạn cương dương,…)

Chèn ép rễ thần kinh

Gai xương và đĩa đệm bị thoát vị có khả năng chèn vào các rễ thần kinh gây đau và tê ngứa tại chỗ, lan xuống hông, mặt sau đùi – bắp chân, ngón chân. Lâu ngày tiến triển dẫn đến giảm trương lực cơ, teo cơ, yếu liệt chi.

Chèn ép hẹp tủy sống

Bệnh nhân bị thoái hóa xương sống lưng đôi lúc còn phải đối mặt với những vấn đề như: Chèn ép tủy sống dẫn đến đau yếu, vận động khó khăn hoặc thậm chí là bại liệt 2 chân.

5. Chẩn đoán bệnh lý Thoái hóa cột sống lưng

Có ba thể lâm sàng của thoái hoá cột sống thắt lưng tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương của đĩa đệm.

  • Đau thắt lưng cấp tính
  • Gặp ở lứa tuổi 30 – 40, cơn đau xuất hiện sau một động tác mạnh quá mức, đột ngột và trái tư thế (bưng, vác, đẩy, ngã,…)
  • Đau thường ở vùng cột sống thắt lưng. Có thể đau cả hai bên, nhưng không lan. Vận động bị hạn chế và khó thực hiện hết tầm vận động cột sống như cúi/ ưỡn lưng/ xoay…
  • Có thể kèm co cứng cơ cạnh cột sống vào buổi sáng và giảm đau sau khi vận động.
  • Khám thực thể: Đau khi sờ nắn vùng thắt lưng. Khám phản xạ, cảm giác, vận động và các dấu hiệu thần kinh khác đều bình thường.
  • Một số bệnh nhân có thể tiến triển thành đau lưng mạn tính.
  • Đau thắt lưng mạn tính: Khi đau thắt lưng kéo dài trên 3 tháng.
  • Các yếu tố nguy cơ gồm: Mang vác nặng, xoay người, cơ thể bị rung (đi xe máy, ngồi ô tô lâu,…), béo phì, tập luyện thể lực quá mức.
  • Thường gặp ở lứa tuổi 30 – 50 tuổi.
  • Đau âm ỉ vùng thắt lưng, không lan xa, đau tăng khi vận động, thay đổi thời tiết, đau giảm khi nghỉ ngơi.
  • Cột sống có thể bị biến dạng một phần – giảm hoặc mất đường cong sinh lý cột sống, hạn chế một số động tác cúi, ngửa, nghiêng,…
  • Đau cột sống lưng – đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm: Xảy ra khi vòng sợi bị rách đứt và nhân nhày lồi vào trong ống sống, chèn ép rễ của dây thần kinh sống hoặc lên tủy sống.
  • Thường xảy ra ở những người từ 35 – 45 tuổi, nam giới nhiều hơn ở nữ
  • Đau đột ngột, đau tê lan xuống hông, về mặt sau ngoài đùi thường tận hết ở ngón chân, tuỳ từng vị trí chèn ép, đau tăng lên khi đi lại nhiều, ho, hắt hơi, rặn,…
  • Khám thấy cột sống vẹo, dấu hiệu Lasegue, Valleix, dấu chuông bấm (+) bên bị đau, phản xạ gân xương giảm nhẹ, teo cơ, có thể rối loạn cơ tròn.
  • Dấu hiệu Xquang: Chụp Xquang quy ước: Thường có dấu hiệu chung của thoái hoá cột sống hẹp khe đĩa đệm, gai xương hẹp lỗ liên hợp.
  • Chụp MRI: thấy rõ trạng thái thoái hoá và thoát vị đĩa đệm, vị trí đĩa đệm chèn ép thần kinh
  • Chụp cắt lớp vi tính cũng có thể phát hiện được tổn thương.

6. Thoái hóa cột sống lưng có chữa khỏi được không?

Một trong những điều cần được người bệnh lưu ý là hiện nay, không có cách nào có thể chữa khỏi thoái hóa cột sống hoàn toàn. Thay vào đó, các phương pháp hiện tại chủ yếu tập trung vào việc:

  • Giảm đau
  • Cải thiện triệu chứng, khả năng vận động
  • Làm chậm quá trình tiến triển  thoái hóa

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ đánh giá nhiều yếu tố (mức độ thoái hóa, bệnh sử cá nhân…) trước khi đề xuất hướng điều trị hiệu quả, phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

6.1 Các biện pháp điều trị không dùng thuốc

  • Nghỉ ngơi, tránh các động tác gắng sức, đặc biệt các động tác cúi người bê vác vật nặng.
  • Vật lý trị liệu: có tác dụng giảm đau, sửa chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng ở cơ cạnh khớp, điều trị đau gân và cơ kết hợp.
  • Nhiệt điều trị: siêu âm trị liệu, hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, chườm cứu,…
  • Kéo giãn cột sống, phong bế khớp gian mỏm, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt.
  • Tập luyện: đối với trường hợp đau thắt lưng mạn tính (bơi, treo xà, yoga,..)

6.2 Điều trị thuốc uống

  • Thuốc giảm đau: chọn một trong các thuốc theo bậc thang giảm đau của Tổ chức y tế thế giới:
  • Acetaminophen (Paracetamol, Efferalgan), Efferalgan codein, morphin. Ví dụ dùng paracetamol viên 0,5g liều 1-3g/ngày. Tùy theo tình trạng đau mà điều chỉnh liều phù hợp.
  • Chống viêm không steroid: chọn một trong các thuốc sau (lưu ý tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà còn nhiều tác dụng phụ):

Diclofenac (Voltaren) viên 50mg x 2 viên/ngày chia 2 hoặc 75mg 1 viên/ngày sau ăn no. Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75mg/ngày trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

Meloxicam (Mobic) viên 7,5mg x 2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày x 2-3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

Piroxicam (Felden) viên hay ống 20mg, uống 1 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng tiêm bắp ngày 1 ống trong 2-3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

Celecoxib (Celebrex) viên 200mg, liều 1-2 viên/ngày sau ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử tim mạch và thận trọng hơn ở người cao tuổi.

  • Thuốc giãn cơ: mydocalm 150mg x 3 viên/ngày chia 3 lần trong trường hợp co  cứng cơ nhiều hoặc myonal 50mg x 3 viên/ngày chia 3 lần trong trường hợp co cứng cơ trung bình hay nhẹ.
  • Thuốc chống trầm cảm: đôi khi được chỉ định khi bệnh nhân đau nhiều vùng thắt lưng kèm theo lo âu kéo dài, trầm cảm. Ví dụ Amitriptylin 25mg, uống 1-2 viên/ngày, Dogmatil 50mg x 1-3 viên/ngày.
  • Tiêm ngoài màng cứng: khi có biểu hiện đau thần kinh tọa. Thuốc Hydrocortison acetat 125mg/5ml: mỗi đợt 3 mũi tiêm cách nhau 5-7 ngày.
  • Điều trị đau cột sống do thoái hóa khớp liên mấu sau: Tiêm corticoid như Depo medrol 40 mg (methylprednisolone acetate), Diprospan (betamethasone dipropionate) tiêm mỗi đợt 1-2 mũi cách nhau 1-2 tuần, không tiêm quá 3 đợt một năm. Muốn tiêm chính xác cần tiến hành thủ thuật dưới màn tăng sáng.
  • Thuốc điều trị thoái hóa theo cơ chế bệnh sinh (DMARDS – Disease Modifying Osteoarthritis Drugs) là nhóm thuốc tác dụng chậm, sau một thời gian dài (trung bình 1 tháng) và hiệu quả này duy trì cả sau khi ngừng điều trị (sau vài tuần đến 2-3 tháng). Dung nạp thuốc tốt, rất ít tác dụng phụ.

Glucosamine sulfate: sử dụng đường uống 1,5g/ngày như viên 250mg uống 4 viên/ngày x 6-8 tuần hoặc gói 1,5g uống 1 gói/ngày x 4-6 tuần hoặc kéo dài hơn tùy đáp ứng.

Chondroitin sulfate.

Phối hợp giữa Glucosamine và chondroitin sulfate.

Diacerein 50mg uống 1-2 viên/ngày.

6.3 Điều trị phương pháp Sóng Công Nghệ Cao – kết hợp vi kim, mang lại hiệu quả vượt trội trong điều trị bệnh lý Thoái hóa cột sống

Điều trị theo phác đồ chuyên sâu cá nhân hóa với “ Bệnh lý Thoái hóa cột sống.”

Bác sĩ áp dụng 2 phương pháp chính! Công nghệ mới và tiên tiến nhất nhất hiện nay! “ Sóng Công Nghệ Cao & Phương Pháp Vi Kim”.

***  Sóng công nghệ cao: có tác dụng kháng viêm mạnh, giúp hết viêm giảm đau nhanh bởi các dải phổ sóng tần số cao, từ đó làm co hồi khối thoát vị về vị trí ban đầu, giải phóng sự trèn ép. Không những thế sóng công nghệ cao kích thích cơ chế tự chữa lành, tăng khả năng hấp thụ calci và kali phục hồi lớp bao xơ bị rách, đưa đốt sống sai lệch về đúng vị trí, GIẢI PHÓNG 100% cơn đau lưng mà không cần phẫu thuật.

*** Phương Pháp Vi Kim: Bóc tách các gân cơ dây chằng sơ hóa kết dính đang gây ra trèn ép, Giúp đả thông, GIẢI PHÓNG điểm co thắt cơ, dây thần kinh và mạch máu không còn bị chèn ép. Từ đó giúp dẫn truyền thần kinh tốt, lưu lượng máu lưu thông tốt hơn, giúp các tế bào bị tổn thương được nuôi dưỡng giải phóng hoàn toàn các cơn đau.

Ngoài ra các bác sẽ còn kết hợp các phương pháp khác giúp tăng hiệu quả trị lên gấp nhiều lần như:

  • Nắn chỉnh cột sống chuyên sâu (Chiropractic – Manual Therapy): Cân chỉnh, đưa các khớp xương sai lệch về đúng vị trí – giải phóng chèn ép rễ thần kinh – phục hồi đường cong sinh lý.
  • Điện sinh học trị liệu (Bioelectric Therapy): Điều hòa dòng điện tế bào, kích thích phục hồi cơ – thần kinh, tăng chuyển hóa vùng tổn thươ
  • Điện xung điều trị (Electrotherapy – TENS/EMS): Giảm đau, thư giãn cơ co cứng, cải thiện tuần hoàn má
  • Sóng xung kích (Shockwave Therapy): Phá hủy các mô sẹo xơ cứng – tái sinh mô mới – giảm viêm mạn – tăng sinh collagen.
  • Sóng ngắn trị liệu (Shortwave Diathermy): Tạo nhiệt sâu giúp giãn cơ, tăng lưu thông máu, cải thiện dinh dưỡng vùng tổn thương.
  • Điện từ trường (Magnetotherapy): Tăng chuyển hóa tế bào – kháng viêm – chống phù nề – hỗ trợ lành mô tổn thươ
  • Laser công suất thấp (LLLT – Low Level Laser Therapy): Kích thích tái tạo mô – giảm viêm – giảm đau – thúc đẩy quá trình phục hồ
  • Tập phục hồi chức năng cá nhân hóa (Rehab Exercise Therapy): Tập đúng bài, đúng cơ nhóm giúp phục hồi vận động – tăng độ dẻo dai – ngăn bệnh tái phá
  • Kéo giãn cột sống bằng máy (Spinal Decompression Therapy): Giảm áp lực lên đĩa đệm – tạo điều kiện cho nhân nhầy trở về vị trí sinh lý.
  • Trị liệu bằng nhiệt – nóng/lạnh: Thư giãn cơ, giảm co cứng, chống viê
  • Châm cứu – xoa bóp bấm huyệt: Lưu thông khí huyết – giảm đau – phục hồi dòng năng lượng trong cơ thể.
  • Cố định tạm thời bằng đai nẹp (Orthosis – Belt/Brace): Hỗ trợ giữ cột sống đúng tư thế – hạn chế vận động gây tổn thương nặng hơ
  • Tư vấn dinh dưỡng, tập luyện và chế độ sinh hoạt hợp lý: Bổ sung đúng dưỡng chất giúp mô sụn – đĩa đệm phục hồi nhanh hơ

Tùy từng tình trạng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chọn lọc và phối hợp linh hoạt các phương pháp trên, xây dựng phác đồ điều trị chuyên sâu – cá nhân hóa – không xâm lấn – không phẫu thuật – Hiệu quả cao.

👍 CAM KẾT hiệu quả 90-95%, cải thiện các triệu chứng đau nhức, tê bì ngay sau điều trị.

👍 Đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương, làm chậm quá trình thoái hóa sinh lý

👍 Phác đồ điều trị chuẩn y khoa.

👍 Chế độ bảo hành – chăm sóc sức khỏe lên đến 01 năm.

6.4 Điều trị ngoại khoa

Khi lâm sàng chỉ định trong các trường hợp:

  • Hội chứng đuôi ngựa
  • Hội chứng cổ vai tay chèn ép nặng cột sống cổ không giải quyết được bằng phương pháp điều trị nội khoa
  • Thoát vị đĩa đệm phối hợp  với đau thần kinh tọa kéo dài
  • Có biểu hiện hẹp ống sống với các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng

7. Phòng bệnh

  • Giáo dục bệnh nhân: tránh  cho cột sống bị quá tải bởi vận động và trọng lượng, tránh các động tác mạnh đột ngột (bê vác quá nặng, vặn người,…)
  • Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng
  • Phát hiện và sửa chữa các dị dạng xương khớp và cột sống ở người lớn và trẻ em
  • Tránh còi xương ở trẻ em

——————————————————————————

CHUYÊN KHOA ĐIỀU TRỊ CƠ XƯƠNG KHỚP CHUYÊN SÂU 117 – Hà Nội

 Địa chỉ: Số 117 đường Ngọc Hồi, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
 Hotline: 0766.383.117
 Giờ làm việc: 7h30 – 17h00 từ Thứ 2 – Chủ Nhật.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *