Thoái hóa khớp háng là bệnh lý chủ yếu gặp ở người lớn tuổi, hậu quả của tuổi tác và tình trạng mài mòn khớp kéo dài. Phát hiện và điều trị sớm giúp người bệnh giảm cảm giác đau đớn, tránh tiến triển những biến chứng nặng nề, tàn phế khớp. Vậy các phương pháp điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp háng là gì?
1. Nguyên nhân gây nên thoái hoá khớp háng
Nguyên nhân nguyên phát: Chủ yếu gặp ở người cao tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất.
Nguyên nhân thứ phát:
- Tiền sử khớp háng bị viêm do thấp khớp, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao.
- Chấn thương khớp háng do lao động, tập luyện, chơi thể thao, ngã khi leo cầu thang,…
- Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi gây biến đổi cơ học cấu trúc khớp háng, dẫn đến tiến triển thoái hóa khớp háng thứ phát.
- Thoái hóa khớp háng do từ khi sinh ra đã có cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới.
- Thoái hóa khớp háng do biến chứng của các bệnh khác như gout, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố,…
2. Triệu chứng nhận biết thoái hoá khớp háng
- Triệu chứng đau tại khớp tổn thương: khớp bị tổn thương đau kiểu cơ học. Đau âm ỉ, có thể có cơn đau cấp xuất hiện và đau tăng khi vận động, thay đổi tư thế, giảm đau về đêm và khi nghỉ ngơi. Đau diễn biến thành từng đợt, dài ngắn ngắn tùy trường hợp, hết đợt có thể hết đau hoàn toàn, sau đó tái phát đợt khác. Có thể đau liên tục tăng dần (đặc biệt trong trường hợp thoái hóa khớp thứ phát)
- Người bệnh bị đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đôi khi có thể xuống khớp gối, ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi; đau tăng khi cử động hoặc đứng lâu.
- Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mỏi và tê cứng khi vận động hoặc co duỗi khớp háng.
- Giảm biên độ vận động khớp háng, ảnh hưởng đến các động tác sinh hoạt hằng ngày như ngồi xổm, đi vệ sinh, buộc dây giày,…
- Bước sang giai đoạn sau, những cơn đau xuất hiện dồn dập vào buổi sáng khi vừa thức dậy và đau mỏi hơn về chiều tối. Cơn đau xuất hiện khi người bệnh đột ngột đổi tư thế từ ngồi sang đứng, đau nhiều khi di chuyển. Về sau, bệnh nhân đau kể cả khi nghỉ ngơi, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.
3. Các biện pháp chẩn đoán thoái hoá khớp háng
+ Xét nghiệm máu không có hội chứng viêm ( tốc độ máu lắng, CRP… bình thường)
+ X-quang:
- Hẹp khe khớp: Dấu hiệu chứng tỏ mòn sụn khớp.
- Mọc gai xương: Phát triển ở tất cả các vị trí, ở cả chỏm xương đùi và xương chậu, chính điều này giải thích tại sao các động tác của khớp háng bị hạn chế.
- Đặc xương dưới sụn: Quan sát được ở vùng chịu lực tỳ đè lớn.
- Khuyết xương: Cũng thường gặp, đôi khi có kích thước lớn.
+ Chụp CT scanner hoặc MRI (tùy trường hợp).
4. Các phương pháp điều trị thoái hoá khớp háng hiện nay
Một trong những điều cần được người bệnh lưu ý là hiện nay, không có cách nào có thể chữa khỏi thoái hóa khớp hoàn toàn. Thay vào đó, các phương pháp hiện tại chủ yếu tập trung vào việc:
- Giảm đau
- Cải thiện triệu chứng, khả năng vận động
- Làm chậm quá trình tiến triển thoái hóa
- Ngoài ra, các bác sĩ sẽ đánh giá nhiều yếu tố (mức độ thoái hóa, bệnh sử cá nhân…) trước khi đề xuất hướng điều trị hiệu quả, phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
4.1 Các biện pháp điều trị không dùng thuốc
- Nghỉ ngơi, tránh các động tác gắng sức, sai lệch tư thế.
- Vật lý trị liệu: có tác dụng giảm đau, sửa chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng ở cơ cạnh khớp, điều trị đau gân và cơ kết hợp.
- Nhiệt điều trị: siêu âm trị liệu, hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, chườm cứu,…
- Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, siêu âm trị liệu vị trí khớp tổn thương.
- Tập luyện: các thể dục thể thao cho phép đối với thoái hoá khớp: thể dục nhịp điệu, khiêu vũ,…
4.2 Điều trị thuốc uống
- Thuốc giảm đau: chọn một trong các thuốc theo bậc thang giảm đau của Tổ chức y tế thế giới:
- Acetaminophen (Paracetamol, Efferalgan), Efferalgan codein, morphin. Ví dụ dùng paracetamol viên 0,5g liều 1-3g/ngày. Tùy theo tình trạng đau mà điều chỉnh liều phù hợp.
- Chống viêm không steroid: chọn một trong các thuốc sau (lưu ý tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà còn nhiều tác dụng phụ):
Diclofenac (Voltaren) viên 50mg x 2 viên/ngày chia 2 hoặc 75mg 1 viên/ngày sau ăn no. Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75mg/ngày trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
Meloxicam (Mobic) viên 7,5mg x 2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày x 2-3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
Piroxicam (Felden) viên hay ống 20mg, uống 1 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng tiêm bắp ngày 1 ống trong 2-3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
Celecoxib (Celebrex) viên 200mg, liều 1-2 viên/ngày sau ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử tim mạch và thận trọng hơn ở người cao tuổi.
- Thuốc giãn cơ: mydocalm 150mg x 3 viên/ngày chia 3 lần trong trường hợp co cứng cơ nhiều hoặc myonal 50mg x 3 viên/ngày chia 3 lần trong trường hợp co cứng cơ trung bình hay nhẹ.
- Thuốc chống trầm cảm: đôi khi được chỉ định khi bệnh nhân đau nhiều vùng thắt lưng kèm theo lo âu kéo dài, trầm cảm. Ví dụ Amitriptylin 25mg, uống 1-2 viên/ngày, Dogmatil 50mg x 1-3 viên/ngày.
- Tiêm ngoài màng cứng: khi có biểu hiện đau thần kinh tọa. Thuốc Hydrocortison acetat 125mg/5ml: mỗi đợt 3 mũi tiêm cách nhau 5-7 ngày.
- Điều trị tại chỗ: Tiêm corticoid nội khớp như Depo medrol 40mg (methylprednisolone acetate), Diprospan (betamethasone dipropionate)
- Thuốc điều trị thoái hóa theo cơ chế bệnh sinh (DMARDS – Disease Modifying Osteoarthritis Drugs) là nhóm thuốc tác dụng chậm, sau một thời gian dài (trung bình 1 tháng) và hiệu quả này duy trì cả sau khi ngừng điều trị (sau vài tuần đến 2-3 tháng). Dung nạp thuốc tốt, rất ít tác dụng phụ.
Glucosamine sulfate: sử dụng đường uống 1,5g/ngày như viên 250mg uống 4 viên/ngày x 6-8 tuần hoặc gói 1,5g uống 1 gói/ngày x 4-6 tuần hoặc kéo dài hơn tùy đáp ứng.
Chondroitin sulfate.
Phối hợp giữa Glucosamine và chondroitin sulfate.
Diacerein 50mg uống 1-2 viên/ngày.
4.3 Điều trị phương pháp Công nghệ cao – Sóng cao tần kết hợp vi kim, mang lại hiệu quả vượt trội trong điều trị bệnh lý Thoái hóa khớp háng
Vi kim tác động trực tiếp bóc tách những tổ chức thoái hóa/ gân cơ dây chằng xơ hóa quanh khớp háng do kết dính lâu ngày, giải phóng các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép, kết hợp Sóng cao tần giúp tiêu viêm, tăng tuần hoàn nuôi dưỡng, từ đó phục hồi sụn khớp đốt sống tổn thương.
👍 CAM KẾT hiệu quả 90-95%, cải thiện các triệu chứng đau nhức, tê bì ngay sau điều trị.
👍 Đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương, làm chậm quá trình thoái hóa sinh lý
👍 Phác đồ điều trị chuẩn y khoa.
👍 Chế độ bảo hành – chăm sóc sức khỏe lên đến 01 năm.
4.4 Điều trị ngoại khoa
Ngoại khoa hay còn được hiểu là phương pháp điều trị khớp háng bằng phẫu thuật để cải thiện các cơn đau và giúp bệnh nhân có thể vận động bình thường. Nếu bệnh thoái hóa khớp háng còn ở giai đoạn sớm do các chấn thương như trật khớp, thiểu sản,… phẫu thuật áp dụng thường được chỉ định bao gồm đục xương, sửa trục xương đùi, xương chậu, ghép xương.
Ngoài ra, phổ biến trong điều trị ngoại khoa thoái hóa là phẫu thuật thay toàn bộ khớp khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, các tổn thương gần như không thể phục hồi.
5. Chế độ dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp háng
Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp háng luôn là chủ đề chưa bao giờ nguội, nhất là khẩu phần dinh dưỡng cho người cao tuổi. Vấn đề thoái hóa khớp háng nên kiêng ăn gì hay có thể dùng những loại thực phẩm nào sẽ được Chuyên khoa cơ xương khớp Việt Đức Hà Nội gợi ý dưới đây.